Máy hút mùi bếp từ lâu đã là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt trong cuộc sống sinh hoạt hiện đại và nhiều tiện nghi ngày nay. Do cấu tạo bởi nhiều bộ phận, khoang máy lại khó thao tác cho người dùng trong việc vệ sinh. Và máy hút mùi lại đa dạng về thiết kế (Âm tủ, đảo độc lập, âm bàn…). Cho nên việc vệ sinh máy hút mùi bếp đôi khi gây khó khăn và mất kha khá thời gian. Tuy nhiên, cho dù là loại máy hút mùi nào, bạn cũng cần vệ sinh máy qua 5 bước. Hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn vệ sinh máy hút mùi đúng chuẩn.
Đặc điểm chung của máy hút mùi bếp
- Motor hay cánh quạt được thiết kế đặc biệt để có thể tạo dòng gió xoáy. Khói và mùi sẽ được hút theo dòng gió xoáy. Sau đó chúng được xử lý ở các bước tiếp theo.
- Động cơ máy luôn được thiết kế với hệ thống bảo vệ an toàn
- Một số loại có khả năng khử mùi tự động sẽ có khoang chứa than hoạt tính
- Chức năng lọc dầu mỡ bằng chất Aluminium
- Vỏ máy luôn được làm bằng chất liệu Inox hoặc thép phủ mem để chống bong tróc
BƯỚC 1: THÁO RỜI CÁC TẤM LƯỚI LỌC MỠ MÁY ĐỂ VỆ SINH MÁY HÚT MÙI BẾP
Không cần biết bạn vệ sinh máy hút mùi bếp như thế nào nhưng bước đầu tiên luôn luôn là phải tháo tấm lọc mỡ ra trước. Sau đó vệ sinh tấm lưới lọc mỡ cũng là việc quan trọng và khó khăn nhất.
Tháo tấm lưới lọc mỡ Tháo tấm lưới lọc mỡ để vệ sinh riêng
BƯỚC 2: ĐỂ VỆ SINH MÁY HÚT MÙI BẾP THÌ CẦN NGÂM VÀ VỆ SINH CÁC TẤM LỌC
Công đoạn ngâm với nước rửa bát giúp các vết bám bẩn nhanh bong tróc trước khi bạn cọ. Điều đó giúp bạn đỡ vất vả khi cọ rửa hơn. Tuy nhiên, tấm lọc mỡ thường là bộ phận bẩn và khó vệ sinh nhất của máy hút mùi bếp. Bởi quá trình tích tụ đầu mỡ, hơi nước, bụi bẩn, theo thời gian, nên những tấm lọc khó có thể làm sạch bong được.
Mách bạn tuyệt chiêu làm sạch bong tấm lọc mỡ cho dù thời gian sử dụng đã lâu và các cáu bẩn dầu mỡ bám cực kỳ chặt. Bạn chuẩn bị một nồi nước lớn đun sôi, thêm khoảng 100ml dấm trắng và một muỗng canh bột baking soda. Nếu nồi lớn, bạn cho cả tấm lọc mỡ vào nồi tiếp tục đun sôi, đảo đầu để tấm lọc được tiếp xúc hoàn toàn với dung dịch đun sôi.
Hoặc bạn đặt các tấm lọc ra chậu và đổ dung dịch đun sôi đó vào ngâm. Sau đó, đảm bảo bạn chỉ cần chà cọ nhẹ nhàng, các vết bẩn cũng tự bong ra hết. Đó là cách tuy công phu nhưng lại nhẹ nhàng nhất để vệ sinh các vết bẩn cứng đầu ở bộ phận khó nhằn nhất của máy hút mùi.
BƯỚC 3: DÙNG DUNG DỊCH TẨY RỬA CHUYÊN DỤNG ĐỂ VỆ SINH MÁY HÚT BẾP
Với thân và vỏ của sản phẩm máy hút khử mùi có nhiều chất liệu khác nhau. Thường sẽ là thép không gỉ, inox hoặc kết hợp với mặt kính. Dù là chất liệu gì thì đều trông đẹp và chúng cần vệ sinh theo những cách khác nhau.
Đối với thép không gỉ, inox sử dụng những chất tẩy rửa an toàn và chuyên dụng sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Bạn vừa có thể bảo vệ thiết bị của mình vừa làm sạch an toàn. Cũng như tốt cho bề mặt kim loại và lấy lại vẻ sáng bóng như mới cho vỏ máy.
Nếu nhà bạn dùng máy khử mùi có kính thì chỉ nên vệ sinh máy hút mùi bếp sạch phần thân và vỏ bằng kính. Sử dụng khăn bông mềm và chất tẩy giúp kính không xây xước bề mặt.
- Bên cạnh đó cũng có thể dùng các chất liệu có sẵn trong nhà như muối, chanh hay backing soda. Chúng vừa dễ kiếm, an toàn mà vô cùng lành tính với con người cũng như trẻ nhỏ.
- Amoniac pha loãng làm sạch khá hiệu quả các cáu bẩn do dầu mỡ tích tụ lâu ngày. Song Amoniac có mùi khó chịu và không tốt đến sức khỏe nên không được khuyến khích.
- Tiện nhất bạn có thể dùng các loại chất tẩy rửa chuyên dụng bán sẵn như Cif,… Hoặc có thể sử dụng dầu ăn thấm vào bọt biển để xử lý vết bẩn bám dai dẳng.
- Dầu thực vật có tác dụng tẩy và làm sáng rất tốt. Sau đó lau lại bằng dung dịch xà phòng và nước sạch là ổn.
BƯỚC 4: ĐỂ VỆ SINH MÁY HÚT MÙI BẾP HIỆU QUẢ CẦN THÁO CÁC BỘ LỌC THAN HOẠT TÍNH VÀ LẮP MỚI THEO CHU KỲ 6 THÁNG/LẦN (NẾU CÓ)
Với những loại máy hút mùi hoạt động theo chế độ hút khử tuần hoàn qua bộ lọc than hoạt tính. Việc thay thế bộ lọc than định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần là điều cần thiết. Vì không khí phải lọc qua bộ lọc rồi quay trở lại bếp. Bộ lọc than đóng vai trò lọc và khử các độc tố trong không khí khi nấu. Do đó, nếu không thay bộ lọc theo định kỳ, khả năng hút khử của máy sẽ kém hiệu quả đi rất nhiều, thậm chí là vô tác dụng.
Khi than hoạt tính xuất hiện các dấu hiệu bị bão hòa (bật máy hút mùi, mùi bên trong bếp vẫn còn nồng hoặc nó chỉ giảm bớt một phần dù bạn đã bật máy ở tốc độ cao nhất), cấu trúc mạch bên trong than hoạt tính đã lấp đầy các bụi bẩn và mùi thì lúc này bạn cần thay mới.
Ghi nhớ điều này khi vệ sinh máy hút mùi bếp:
Tùy theo nhu cầu, môi trường, tần suất sử dụng máy hút mùi của mỗi gia đình mà thời điểm bão hòa của than hoạt tính khác nhau (từ 6 – 12 tháng) mà bạn kiểm tra và thay thế. Nếu nhà có tần suất nấu nướng và sử dụng máy cao thì bạn nên thay thế sau 3 – 6 tháng. Việc này sẽ đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, tăng độ bền cho máy.
Than hoạt tính được phân phối trên thị trường rất đa dạng, muốn chọn được than hoạt tính tốt, bạn nên tham khảo ý kiến của người có kinh nghiệm và chọn địa điểm bán tin cậy.
Trước khi mua, bạn có thể thử chất lượng của than hoạt tính bằng cách thả 1 ít than hoạt tính vào 1 ly nước nóng nếu có bọt khí sủi lên nhiều thì đây là than tốt còn nếu không có bọt khí hoặc ít bọt khí thì bạn nên chọn loại khác.
Các bước cần lưu ý khi thay mới than hoạt tính khi vệ sinh máy hút mùi bếp
1. Tắt nguồn máy hút mùi, rút phích cắm điện trước khi tháo rời các bộ phận.
2. Mở chốt lưới lọc và lấy vỉ lọc than hoạt tính ra ngoài.
3. Vỉ lọc có 2 mặt được làm bằng nhựa cứng, bạn chỉ cần mở chốt, tách 2 mặt của vỉ ra, đổ hết than cũ, rửa sạch vỉ lọc, lấy khăn sạch lau khô nước. Sau đó, bạn đổ than hoạt tính mới vào, lắp khớp 2 mặt vỉ lọc lại rồi đặt vỉ lọc than hoạt tính vào máy.
4. Với vỉ lọc có 1 mặt bằng nhựa, 1 mặt bằng vải, bạn cần dùng kéo cắt lớp vải ra, đổ hết than hoạt tính cũ, giặt lớp vải, phơi khô. Khi vải đã khô hoàn toàn, bạn đổ than hoạt tính vào, dán 2 mặt nhựa và vải của vỉ lọc lại bằng băng keo rồi lắp vỉ lọc trở lại máy.
5. Cắm phích điện, chạy máy thử, nếu máy vận hành tốt, hút, khử mùi hiệu quả thì quá trình thay than hoạt tính mới đã hoàn thành.
6. Sau 3 tháng dùng, nên ngâm vỉ lọc trong nước nóng để tản bớt dầu mỡ, giải phóng các phân tử mùi trên vỉ lọc.
LƯU Ý KHI VỆ SINH MÁY HÚT MÙI BẾP:
Bạn nên lưu ý vệ sinh vì các thiết bị bếp dễ tiếp xúc hơi ẩm và nhiều tác nhân. Việc vệ sinh đúng cách sẽ giúp tiết kiệm thời gian và đơn giản hơn.
- Khi lau chùi sử dụng dẻ mềm có chất tẩy rửa để lau sạch vết dầu mỡ bám ở máy
- Tránh nước hay các vật cứng lọt vào trong máy
- Nguồn điện gia đình chập chờn bạn không nên bật máy như thế dễ dẫn đến chập, cháy máy
- Máy khi dùng đúng tốc độ, công suất
- Bạn nên bật và tắt máy trước và sau 10 phút khi nấu ăn để hiệu quả hút cao.
- Tấm lọc mỡ cứ sau 2 tháng bạn nên cho vào máy rửa bát để làm sạch chúng
- Than hoạt tính từ 6 đến 12 tháng thay một lần
- Mỗi năm bạn nên mang máy đi bảo dưỡng để kiểm tra động cơ của máy xem có vấn đề gì cần xử lý
Kết luận
Nên sử dụng bao tay trong toàn bộ quá trình dùng baking soda vệ sinh máy hút mùi. Đảm bảo tránh hóa chất baking sofa gây mài mòn, khô da và dị ứng da tay.
Hi vọng rằng với mẹo vệ sinh máy hút mùi kiểu bằng baking soda trong bài viết này, bạn có thể áp dụng làm sạch máy hút mùi như mới và sáng bừng căn bếp nhà mình nhé! Chúc gia đình bạn thêm trong lành, tươi mát và có nhiều hương thơm tự nhiên từ gian bếp
Nguồn sưu tầm.
Xem thêm bài viết